Từ nguyên học Anime

Anime là một hình thái nghệ thuật, hoạt họa đặc trưng; bao gồm tất cả các thể loại được xây dựng trong điện ảnh, nhưng anime cũng có thể bị phân loại nhầm lẫn như một thể loại.[21] Trong tiếng Nhật, thuật ngữ anime được sử dụng như một thuật ngữ cây dù để đề cập đến tất cả các dạng phim hoạt hình trên thế giới.[1][22] Trong tiếng Anh, anime (/ˈænəˌmeɪ/) được dùng trong phạm vi giới hạn hơn để chỉ một "phim điện ảnh hoạt hình hoặc giải trí truyền hình phong cách Nhật Bản" hoặc như "một phong cách hoạt hình được sáng tạo tại Nhật Bản".[2][23]

Từ nguyên học của từ "anime" đã gây ra tranh luận. Thuật ngữ tiếng Anh "animation" được viết trong katakana tiếng Nhật dưới dạng アニメーション (animēshon, phát âm là [animeːɕoɴ])[3][24] và là アニメ (anime) trong cách viết ngắn lại.[3] Một vài nguồn xác nhận rằng anime bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Pháp về hoạt họa là dessin animé,[25][26] nhưng nhiều nguồn khác tin rằng đó là một chuyện không xác thực bắt nguồn từ sự phổ biến truyền thông đại chúng tại Pháp trong cuối thập niên 1970 và thập niên 1980.[3] Trong tiếng Anh, khi anime được dùng như một danh từ chung thì chức năng thông thường như một danh từ không đếm được. (Ví dụ "Do you watch anime? [Bạn đã xem anime chưa?]" hoặc "How much anime have you collected? [Bạn đã sưu tập được bao nhiêu anime?").[27] Trước khi anime được sử dụng phổ biến, thuật ngữ Japanimation thường được dùng phổ biến trong suốt thập niên 1970 và thập niên 1980. Khoảng giữa thập niên 1980, thuật ngữ anime bắt đầu thay thế Japanimation.[25][28] Nói chung, thuật ngữ anime hiện tại chỉ xuất hiện trong các tác phẩm đương đại hiện nay nhằm phân biệt và nhận dạng hoạt hình Nhật Bản.[29]

Từ "anime" cũng đã bị bình phẩm; ví dụ vào năm 1987, khi Miyazaki Hayao phát biểu rằng ông xem thường từ bị cắt xén "anime" bởi vì với ông thì nó thể hiện sự hoang tàn của ngành công nghiệp anime. Ông đã đặt ngang hàng sự hoang tàn đó với các họa sĩ diễn hoạt thiếu động lực và các sản phẩm thái quá chủ nghĩa biểu hiện được sản xuất hàng loạt, dựa vào một biểu tượng học cố định của biểu cảm khuôn mặt cùng những phân cảnh hành động bị kéo dài và phóng đại nhưng lại thiếu đi chiều sâu và sự tinh tế bên trong do họ không cố gắng truyền đạt cảm xúc hoặc suy nghĩ.[30]

Giáo sư Yuji Mori kiêm giám đốc của Dentsu Consulting định nghĩa anime là một thương mại sở hữu trí tuệ nhưng không phải là một sở hữu trí tuệ công nghiệp (liên quan đến bằng sáng chế và thiết kế công nghệ); anime là một tác phẩm văn học, một hình thức truyền thông văn hóa quan trọng, kết hợp nhiều yếu tố dựa trên 'sở hữu ảnh hưởng' (lợi ích cho chính chủ thể và ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp liên quan).[31] Giáo sư Marc Yamada định nghĩa hoạt hình là 'một phương tiện truyền thông gồm những hình ảnh được xử lý để xuất hiện như những hình ảnh chuyển động' và liên tục được mở rộng với những tiến bộ công nghệ trong suốt 100 năm qua; ngược lại, anime là một phong cách hoạt hình đặc trưng, hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi 'tiếp thị và buôn bán nước ngoài, một sự thay đổi dựa vào người hâm mộ và những thành tựu công nghệ tại Nhật Bản'.[32] Giáo sư Ian Condry định nghĩa 'sự thành công toàn cầu của anime được phát triển từ năng lượng xã hội tập thể với hoạt động giao thoa giữa các ngành công nghiệp như điện ảnh, truyền hình, manga, đồ chơi và các buôn bán cấp phép khác, kết nối giữa những người hâm mộ với các nhà sáng tạo anime. Năng lượng xã hội tập thể này là linh hồn của anime'.[33][34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Anime http://132.248.9.195/ptd2013/octubre/0703429/07034... http://www.artgallery.nsw.gov.au/__data/page/9842/... http://www.animeanime.biz/archives/44584 http://www.animeanime.biz/archives/45973 http://www.animeanime.biz/archives/9872 http://www.revistas.usp.br/matrizes/article/view/5... http://www.revistas.usp.br/matrizes/article/view/5... http://www.cinematheque.qc.ca/animation_japonaise.... http://summit.sfu.ca/item/9253 http://summit.sfu.ca/system/files/iritems1/9253/et...